Với bề dày lịch sử hơn 1.000 năm tồn tại, phát triển, là biểu tượng văn hóa độc đáo của nghệ thuật Việt Nam, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội) hội tụ những tinh hoa của nghề dệt lụa thủ công truyền thống. Tại làng nghề, cộng đồng nghệ nhân, người dân nỗ lực bảo tồn di sản nghề của ông cha, không ngừng sáng tạo để phát triển và hội nhập với thế giới.
Làng nghề truyền thống được ví như “mỏ vàng” để phát triển du lịch. Là vùng đất hội tụ tinh hoa, nét độc đáo của muôn nghề, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để các làng nghề trở thành điểm đến hấp dẫn cho những trải nghiệm về văn hóa, lịch sử, nghề thủ công truyền thống, góp sức tích cực cho công cuộc bảo tồn, phát triển các tinh hoa, giá trị cổ truyền trong nhịp sống hiện đại.
Trong thời đại mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển như vũ bão, việc xây dựng và duy trì thương hiệu không còn chỉ là câu chuyện của logo, khẩu hiệu hay chiến dịch quảng cáo. AI đang tái định hình cách doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và tự động hóa hàng loạt quy trình sáng tạo. Nhưng song song với cơ hội là vô vàn thách thức: bản sắc thương hiệu có thể bị hòa tan trong dòng dữ liệu, và sự sáng tạo có nguy cơ bị thay thế bởi thuật toán. Làm thế nào để doanh nghiệp vừa nắm bắt được sức mạnh của AI, vừa giữ gìn được giá trị con người trong từng thông điệp thương hiệu?
Nhận định về thị trường vàng, TS Lê Ngọc Dũng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam cho rằng, muốn kiểm soát giá vàng hiệu quả, trước tiên cần minh bạch hóa thị trường vàng trong nước, từng bước phá thế độc quyền nhập khẩu - phân phối, khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín tham gia bình ổn thị trường. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho giao dịch vàng, hạn chế đầu cơ, làm giá.